Quy định mới về thủ tục xuất nhập cảnh Nhật Bản
Cục quản lý xuất nhập cảnh Nhật Bản có những quy định mới về thủ tục xuất nhập cảnh đối với sinh viên du học Nhật Bản. Các bạn du học sinh chuẩn bị xuất cảnh đặc biệt chú ý nhé!
1. Giấy tờ cần thiết khi làm thủ tục nhập cảnh:
– Giấy báo nhập học của các trường Nhật ngữ , đại học, cao đẳng,…
– Hộ chiếu.
– Visa ở đại sứ quán hay lãnh sự quán Nhật Bản tại nước sở tại.
– Giấy chứng nhận tư cách cư trú ( đối với trường hợp đã nhận).
2.Tư cách lưu trú:
Về nguyên tắc, người nước ngoài khi tới Nhật, lưu trú tại Nhật, cần phải có tư cách nào đó phù hợp với 1 trong 27 loại đã được quy định trong Pháp luật xuất nhập cảnh và chứng nhận dân tỵ nạn (Luật nhập cảnh). Tư cách này được gọi là “Tư cách lưu trú”, là loại tư cách pháp luật trong Luật nhập cảnh, ám chỉ việc người nước ngoài có thể tham gia những hoạt động nhất định nào đó, hay có thể tham gia các hoạt động với tư cách là người có thân phận, địa vị nhất định nào đó, trong thời gian lưu trú tại Nhật. Nói cách khác, những người nước ngoại ở Nhật mà không có một Tư cách lưu trú nào đó được gọi là Người lưu trú trái phép (Trừ một số ngoại lệ).
Tiện đây, xin được nói về chữ “ VISA DU HỌC ”, mà nhiều nơi trên thế giới hay dùng để gọi cho Tư cách lưu trú này: Nói một cách chính xác, Visa là thị thực được Đại sứ quán, Lãnh sự quán Nhật Bản tại nước ngoài cấp, nó khác biệt so với Tư cách lưu trú.
*Theo quy định Luật nhập cảnh, có các loại Tư cách lưu trú như sau:
2.1 Tư cách lưu trú được phép tham gia loại hoạt động nhất định nào đó tại Nhật.
Tư cách lưu trú được phép đi làm:Gồm có những loại tư cách lưu trú sau: Ngoại giao, công vụ, giáo sư, nghệ thuật, tôn giáo, báo chí, đầu tư – kinh doanh, pháp luật, y tế, nghiên cứu, chuyển công tác trong nội bộ doanh nghiệp, thực tập kỹ năng.
Tư cách lưu trú không được phép đi làm:Gồm những loại tư cách sau: Hoạt động văn hóa, lưu trú ngắn hạn, du học, tu nghiệp, lưu trú theo gia đình.
Tư cách lưu trú có nội dung hoạt động theo chỉ định đặc biệt của Bộ trưởng Tư pháp: tư cách lưu trú theo hoạt động đặc biệt.(Có loại được phép đi làm, có loại không được phép đi làm)
*** Chú ý: Những loại Tư cách lưu trú kể trên, nếu không có lý do chính đáng mà quá 3 tháng không có hoạt động gì trong Tư cách lưu trú đó, sẽ trở thành đối tượng xem xét xóa bỏ Tư cách lưu trú.
2.2. Tư cách lưu trú có thể lưu trú với thân phận, địa vị nhất định tại Nhật
Đây là loại tư cách lưu trú không hạn chế việc đi làm. Bao gồm các lại tư cách lưu trú sau: Vĩnh trú, vợ chồng thân thuộc với người Nhật, vợ chồng thân thuộc với người vĩnh trú, định cư.
*** Chú ý : – Vợ chồng, thân thuộc với người Nhật” hay “Eijyusya no Haiguusha tou – Vợ chồng, thân thuộc với người Vĩnh trú”, nếu trên 06 tháng không duy trì hoạt động dưới tư cách vợ hoặc chồng tương ứng nêu trên với lý do chính đáng, sẽ bị hủy tư cách lưu trú đó đi.
– Đối với những người muốn tham gia những hoạt động khác ngoài quy định trong tư cách lưu trú thì bạn phải được Cục quản lý nhập cảnh địa phương đang cư trú cho phép đổi sang tư cách cư trú khác.
– Đối với các bạn đi du học Nhật Bản thì tư cách lưu trú của các bạn là ” du học” . Tùy theo trường học và thời gian khóa học mà tư cách lưu trú của bạn có thời hạn khác nhau. Bảng dưới đây sẽ thể hiện thời gian lưu trú của các trường tại Nhật Bản:
3. Thủ tục xin visa:
Về thủ tục xin visa thì bên trung tâm tư vấn du học sẽ hỗ trợ bạn. Xin visa Nhật Bản đối với du học sinh thì có 2 cách sau:
3.1.Xin Visa khi chưa nhận được “Giấy chứng nhận tư cách cư trú”
Những người có nguyện vọng du học Nhật Bản xin làm thủ tục Visa tại đại sứ quán hay lãnh sự quán Nhật Bản tại nước ngoài. Cách làm này mất nhiều thời gian vì hồ sơ xin Visa phải gửi đi gửi lại giữa hai nước cũng như trong nước Nhật.
3.2. Xin Visa khi có “Giấy chứng nhận tư cách cư trú”.
Người có nguyện vọng du học Nhật Bản có người đại diện thì có thể được Cục quản lý nhập cảnh Nhật Bản cấp “Giấy chứng nhận tư cách cứ trú”, tiếp đến xin Visa. So với cách trên thì cách này nhanh hơn rất nhiều.
4. Thủ tục sang Nhật dự thi:
Trường hợp sang Nhật để dự thi cần mang phiếu dự thi do trường cấp đến cơ quan đại diện của Nhật Bản tại nước ngoài để xin visa “tạm trú ngắn hạn”. Thời gian 15 ngày, 30 ngày hoặc 90 ngày. Trong thời gian hoàn thành thủ tục nhập học cũng có thể nhận được thay đổi tư cách cư trú.
5. Thẻ cư trú :
Người nước ngoài cư trú tại Nhật Bản từ 03 tháng trở lên phải có thẻ cư trú (RESIDENCE CARD) . Thẻ cư trú luôn mang theo người và xuất trình cho những người ở Cục xuất nhập cảnh, cảnh sát khi có yêu cầu. Hơn nữa cần thiết phải xin phép ở Cục xuất nhập cảnh địa phương trong trường hợp thay đổi nội dung thẻ, thay đổi cơ quan giáo dục quản lý mình.
5.1. Các trường hợp nhập cảnh từ sân bay Narita, sân bay Haneda, sân bay Chyubu, sân bay Kansai. Khi làm thủ tục nhập cảnh phải đóng dấu ngày nhập cảnh ở hộ chiếu và kèm theo “Thẻ cư trú”. Trong vòng 14 ngày nếu có chỗ ở chính thức phải mang “Thẻ cư trú” đến trình báo tại cơ quan có thẩm quyền tại nơi cư trú.
5.2 Nhập cảnh không phải từ các sân bay trên.
Khi làm thủ tục nhập cảnh phải đóng dấu ngày nhập cảnh ở hộ chiếu, đồng thời phải đóng dấu < Thẻ cư trú cấp sau>. Thẻ cư trú sẽ được gửi đến nơi đăng kí tạm trú sau khi được phép của nơi đó.
6. Giấy phép hoạt động ngoài học tập:
Đi “du học” là để học tập tại các trường của Nhật Bản, nên không chấp nhận đi làm thêm. Nếu muốn đi làm thêm du học sinh phải được Cục quản lý nhập cảnh cấp “Giấy chứng nhận tư cách làm thêm”. Những sinh viên đã tốt nghiệp đại học, cao đẳng, cao học, trường dạy nghề đang tìm việc, có tư cách cư trú “hoạt động đặc biệt” cũng phải xin giấy chứng nhận làm thêm.
7. Thủ tục về nước tạm thời:
Người nước ngoài đang cư trú tại Nhật Bản muốn tạm thời về nước hoặc đi ra nước ngoài một thời gian sau đó quay lại Nhật với tư cách cư trú hiện có, phải xin giấy phép tái nhập cảnh tại Cục nhập cảnh địa phương trước khi rời Nhật Bản. Với những người cư trú dài hạn, hộ chiều còn hiệu lực và có thẻ cư trú, khi rời Nhật Bản có ý định trở lại Nhật trong vòng 1 năm, về nguyên tắc không cần xin phép tái nhập cảnh.
* Chú ý: Khi xuất cảnh ra khỏi Nhật Bản cần trình thẻ cư trú và luôn nhớ phải xác nhận ở dòng trên thẻ ED là sẽ trở lại Nhật Bản.
Người nước ngoài đang cư trú tại Nhật Bản muốn tạm thời về nước hoặc đi ra nước ngoài một thời gian sau đó quay lại Nhật với tư cách cư trú hiện có, phải xin giấy phép tài nhập cảnh tại Cục nhập cảnh địa phương trước khi rời Nhật Bản. Với những người cư trú dài
hạn, hộ chiều còn hiệu lực và có thẻ cư trú, khi rời Nhật Bản có ý định trở lại Nhật trong vòng 1 năm, về nguyên tắc không cần xin phép tái nhập cảnh.
* Chú ý: Khi xuất cảnh ra khỏi Nhật Bản cần trình thẻ cư trú và luôn nhớ phải xác nhận ở dòng trên thẻ ED là sẽ trở lại Nhật Bản.
8. Gia hạn thời gian lưu trú:
Muốn lưu lại Nhật Bản quá thời gian cho phép khi nhập cảnh, phải làm thủ tục gia hạn tại Cục quản lý nhập cảnh tại địa phương đang cư trú (thông thường Cục nhập cảnh nhận đơn gia hạn trước 3 tháng). Nếu cư trú bất hợp pháp, sẽ bị phạt hoặc trục xuất về nước.
Nguồn: laodongnuocngoai
Để lại một phản hồi