Xin định nghĩa và nói cụ thể về hai ngành nghề mà mọi người hay nhầm lẫn, đặt biệt các bạn có ý định sang nhật làm việc, hay các công ty xuất khẩu lao động dựa vào đó để tuyển sinh.
Đó là Điều Dưỡng và Hộ Lý tại Nhật Bản – 看護*介護
1.看護師 (kangoshi): Là điều dưỡng viên (Tiền thân gọi là Y Tá)
– Điều kiện để trở thành điều dưỡng viên của Nhật Bản:
1. Là thành viên của chương trình EPA thi đỗ chứng chỉ quốc gia điều dưỡng của Nhật. Vậy chương trình EPA là chương trình gì? Làm sao để tham gia?
* Chương trình EPA (Economic Partnership Agreement) là chương trình được ký kết giữa 2 chính phủ Việt Nam và Nhật Bản theo hiệp định kinh tế (日越経済連携協定に基づく) nhằm đưa các ứng viên điều dưỡng và hộ lý sang Nhật Bản vừa làm và vừa học tập để thi đỗ chứng chỉ quốc gia của Nhật Bản. Sau đó có thể làm việc lâu dài, thậm chí sẽ làm việc vô thời hạn tại Nhật Bản tùy theo nguyện vọng của cá nhân.
* Tham gia EPA thì như thế nào? Theo thường niên từ năm 2012 đến giờ, mỗi năm thông báo thi tuyển 1 lần vào khoảng từ tháng 9 đến tháng 11 trên trang của cục Quản Lý Lao Động Ngoài Nước (đơn vị đầu mối và duy nhất tại Việt Nam) web: http://dolab.gov.vn/New/Default.aspx
Điều kiện tham gia ứng tuyển:
http://dolab.gov.vn/Training/TrainingDetails.aspx…
(Quá trình tuyển dụng không mất bất kỳ chi phí nào, tuỳ vào năng lực để tuyển chọn. khi đã được trúng tuyển thành viên EPA sẽ miễn phí toàn bộ chi phí từ ăn, ở, học tập, thậm chí được nhận thêm phụ cấp hàng ngày.)
2. Là Du Học Sinh: (không liên quan đến quá trình học Điều dưỡng ở Việt Nam hay không)
Sau khi tốt nghiệp trường tiếng tại Nhật Bản có 2 cách:
2.1 Thi vào trường đại học hoặc cao đẳng điều dưỡng tại Nhật Bản. Sau đó thi đỗ chứng chỉ điều dưỡng quốc gia của Nhật Bản.
2.2 Thi vào trường chuyên môn điều dưỡng 2 năm, sau khi học xong thi chứng chỉ điều dưỡng của Tỉnh trở thành 准看護師 (công việc, trách nhiệm và nghĩa vụ giống như 看護師 nhưng không trở thành lãnh đạo được) sau khi làm trên 3 năm kinh nghiệm thì sẽ thi và tiếp tục học tiếp 2 năm trường điều dưỡng. sau đó thi chứng chỉ điều dưỡng quốc gia nếu đỗ thì thành 看護師.
3. Là Điều Dưỡng Viên Việt Nam có chứng chỉ năng lực tiếng nhật N1
đối với đối tượng này thì phải tốt nghiệp trường học có số đơn vị học trình trên 97 đơn vị học trình tương đương với trên 3000 giờ (theo cách tính của bộ phúc lợi lao động Nhật Bản). Sau đó làm các thủ tục để có thể nhận được giấy 認定書 do Bộ trưởng Bộ Lao động và phúc lợi xã hộị Nhật Bản cấp. Sau đó có thể đăng ký dự thi chứng chỉ quốc gia của điều dưỡng.
Thông tin thủ tục chi tiết xem tại đây: http://www.mhlw.go.jp/…/seisakunitsui…/bunya/0000112866.html
– Nội dung công việc: Giống hệt với công việc của điều dưỡng viên tại Việt Nam tại các bệnh viện như: theo dõi dấu hiệu sinh tồn của bệnh nhân, xử trí và thực hiện theo y lệnh của bác sĩ, báo cáo tình trạng của bệnh nhân tới bác sĩ, sử dụng các thiết bị y tế để phục vụ cho trị liệu của bệnh nhân…
– Địa điểm làm việc: đối với người nước ngoài thì làm việc tại các bệnh viện của Nhật (vẫn có số ít làm việc tại các trung tâm dưỡng lão).
2. 介護福祉士 (kaigofukushi shi)‐ 介護士 (kaigoshi): Là Hộ Lý (hay còn gọi với tên khác là nhân viên chăm sóc.)
* 介護福祉士(kaigofukushi shi): là nhân viên hộ Lý sau khi đỗ chứng chỉ Hộ Lý quốc gia của Nhật Bản, gọi là Nhân viên chăm sóc phúc lợi.
* 介護士 (kaigoshi): là ứng viên Hộ Lý chưa thi đỗ chứng chỉ Hộ Lý quốc gia của Nhật Bản, gọi là Nhân viên chăm sóc.
A- Điều kiện để trở thành nhân viên chăm sóc phúc lợi thì phải đảm bảo 1 trong những điều kiện dưới đây:
– Thứ nhất: là lao động phổ thông (không phân biệt người nước ngoài hay người Nhật) làm việc chuyên môn tới ngành chăm sóc tại các trung tâm dưỡng lão, hay các bệnh viện trên 3 năm kinh nghiệm, bên cạnh đó cũng phải trải qua 1 khóa đào tạo thực tế (実務研修: jitsumukenshuu). Và cuối cùng là thi đỗ chứng chỉ quốc gia về hộ lý của Nhật Bản (đối với trường hợp này được miễn thi thực hành).
– Thứ 2: là tham gia học tại các trường trung học hệ phúc lợi tại Nhật Bản:
* Đối với giáo trình mới (nhập học từ sau năm 2009): sau khi tốt nghiệp có thể trở thành Care worker.
* Đối với giáo trình cũ (những người nhập học trước năm 2008) hoặc những người học ở những trường trung học đặc biệt (đối với trường này thì phải có trên 9 tháng kinh nghiệm). Hai trường hợp khi đăng ký thi chứng chỉ quốc gia thì phải chọn 1 trong 2 trường hợp:
+ Trường hợp 1: tham gia khóa học kỹ thuật chăm sóc. Và sau đó được miễn thi thực hành (trong phần thi chứng chỉ quốc gia).
+ Trường hợp 2: dự thi bài thi thực hành sau khi thi kỳ thi lý thuyết chứng chỉ quốc gia.
Nếu thi đỗ chứng chỉ quốc gia thì trở thành nhân viên chăm sóc phúc lợi (Care worker)
– Thứ 3: Là ứng viên EPA, sau khi làm trên 3 năm kinh nghiệm, khi đăng ký thi chứng chỉ quốc gia thì có 2 trường hợp:
+ Trường hợp 1: sau khi thi lý thuyết chứng chỉ quốc gia thì thi thực hành.
+ Trường hợp 2: tham gia khóa học kỹ thuật chăm sóc, hoặc khóa học đào tạo lâm sàng thực tế, do sự chỉ thị của bộ phúc lợi lao động Nhật Bản. Sau khi tốt nghiệp khóa học hay khóa đào tạo thì sẽ được miễn thi thực hành.
(1 nội dung trong kỳ thi chứng chỉ quốc gia).
Sau khi thi đỗ chứng chỉ quốc gia thì trở thành nhân viên chăm sóc phúc lợi (Care worker)
– Thứ 4: theo hệ thống của các cơ sở đào tạo. Sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông.
* Học 2 năm trở lên tại các cơ sở đào tạo nhân viên chăm sóc phúc lợi, sau đó dự thi chứng chỉ quốc gia.
* Vào học tại các trường đại học phúc lợi, sau đó học tiếp trên 1 năm tại các cơ sở đào tạo nhân viên chăm sóc phúc lợi và dự thi.
* Vào học tại các cơ sở phúc lợi xã hội, sau đó học tiếp 1 năm tại các cơ sở đào tạo nhân viên chăm sóc phúc lợi, rồi dự thi.
* Vào học tại các cơ sở đào tạo nuôi dưỡng trẻ,sau đó học tiếp tối thiểu hơn 1 năm tại các cơ sở đào tạo nhân viên chăm sóc phúc lợi.rồi dự thi.
=> Sau khi thi đỗ chứng chỉ quốc gia thì trở thành nhân viên chăm sóc phúc lợi (Care worker).
B- Nội dung công việc:
– Trợ giúp người già ăn uống, tắm rửa, bài tiết, đảm bảo giữ gìn vệ sinh, di chuyển, nghĩ ngơi…
– Quản lý sức khỏe cho người già, bệnh nhân.
– Trợ giúp công việc gia đình(へルパー)
– Lập kế hoạch chăm sóc cho người cao tuổi.
…….
“Tuyệt đối cấm không được sử dụng các thiết bị y tế như: máy thở,máy moniter,bơm tiêm điện,máy truyền dịch… không được phép tiêm, truyền, quản lý dược phẩm…”
C- Địa điểm làm việc:
Hầu hết là ở các trung tâm dưỡng lão, hay trung tâm bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi. Ngoài ra vẫn có ở các trung tâm dịch vụ ban ngày, hay các group home, …
* Hai công việc trên có hai lĩnh vực khác nhau, hai nghề nghiệp khác nhau, nhưng tất cả đều chung tay để duy trì và phục hồi sức khỏe cho bệnh nhân, cho người cao tuổi. Vậy nên không có sự phân biệt nọ kia về hai nghành nghề này.
Mọi người có thể tham khảo so sánh phân tích tại trang:
http://tomonivj.jp/dieu-kien-de-co-lam-dieu-duong-ho-ly-ta…/
Cảm ơn bạn đã theo dõi!
Để lại một phản hồi