Nhật Bản không đón tết theo lịch âm như một số quốc gia ở châu Á mà họ đã quyết định đón năm mới theo lịch dương. Nhưng các tục lệ truyền thống thì vẫn như xưa. Bài viết này giới thiệu cho các bạn biết phong tục truyền thống của người Nhật Bản trong ngày tết của họ.
Kadomatsu treo ngay cạnh cửa
Kadomatsu là một bó gồm 3 ống tre tươi và vài cành thông được sắp xếp theo số lẻ, luôn được treo trước cửa ra vào, gần như ở Việt Nam, người Việt ta treo cành lộc trước của nhà. Người Nhật quan niệm rằng hạnh phúc không thể chia được và nỗi bất hạnh mới cần phải “chia hết”, đó là lý do mà các cành thông và 3 ống tre luôn được chia theo số lẻ.
Với quan niệm cây thông là được cho là loại cây bất diệt, cho dù giá băng, mưa nắng hay hạn hán thì cây thông vẫn tươi tốt, phát triển. Vậy cho nên người Nhật quan niệm treo những cành thông trong ngày đầu năm mới thì sẽ làm cho gia chủ luôn luôn mạnh khỏe, luôn luôn tươi tốt như cây thông cho dù ở hoàn cảnh nào.
Kadomatsu tượng trưng cho sức sống bất diệt.
Shimenawa treo trước cửa nhà ngày đầu năm mới
Ý nghĩa gần như cây nêu của Việt Nam là trừ đuổi ma quỷ và chào đón những vị thần may mắn, quan niệm của người Nhật là treo Shimenawa (như hình ảnh bên dưới) trước cửa ngày tết sẽ mang những điều may mắn đến với gia chủ. Cách sắp xếp của bó Shimenawa là tùy theo ý của mỗi gia chủ, nhưng chung lại bó Shinmenawa đều mang những màu sắc ấm cúng, sặc sỡ, tượng trưng cho những điều tốt đẹp, bình yên may mắn luôn hiện diện trong cuộc sống của gia đình của người treo Shimenawa trong ngày đầu năm.
Shimenawa được treo trước của nhà với ý nghĩa xua đuổi tà ma.
Trong bếp đặt bó Wakazari
Bó Wakazari là một vòng tròn được tết bằng rơm khô hay là một đoạn dây thừng, và được gắn những bông hoa phí trên đầu. Với họ khi đặt Wakazari ở bếp thể hiện mong muốn tạ ơn với vị thần lửa và nước, đã đem đến cho họ một cuộc sống ấm no, những bữa cơm gia đình ấm cúng. Không những thế họ còn treo ở mui xe ô tô, xe đạp với hi vọng mang lại sự bình an trong năm.
Wakazari
Thắp hương cầu cúng tổ tiên
Ở Việt Nam vào những ngày giỗ tết thì gia đình luôn luôn thắp hương trên bàn thờ để mong tổ tiên, thần thánh về thụ lộc và ban phước cho gia chủ. Ở Nhật Bản cũng vậy. Trong giờ phút bắt đầu sang năm mới họ đặt bánh dầy, bánh Tokonoma trên bàn thờ để mời các vị tổ tiên cùng các vị thần thánh về gia chủ ăn tết. Trong thâm tâm mong muốn rằng trong cả năm các vị hãy ban phước lành, tiền bạc may mắn và hạnh phúc cho gia đình. Nói chung ở khoản này thì người Nhật Bản cũng tương tự như người Việt Nam ta.
Bánh dầy Ozoni ăn trong mồng 1
Ozoni tương tự như bánh dầy của Việt Nam, vào ngày mồng 1 tết người Nhật thường ăn bánh dầy để mong rằng con cái hay các em bé trong của gia đình sẽ luôn luôn vâng lời cha mẹ và mong muốn các vị thần sẽ ban phước tốt lành đến với các con. Nhưng Ozoni chỉ được ăn vào mồng 1 tết thì thì các mong ước trên mới thành hiện thực, đó là quan niệm của người dân Nhật.
Bánh dầy Ozoni
Lì xì đầu năm mới
Cũng như phong tục của người Việt Nam, vào những ngày tết người Nhật luôn luôn mừng tuổi các cụ già và các em bé với mong muốn sẽ có nhiều điều tốt lành, may mắn đến với các em, còn các cụ cao tuổi thì luôn luôn mạnh khỏe và sống lâu cùng các con cháu.
Bao lì xì ở Nhật
Trò chơi dân gian đầu năm mới
Komamawashi gần như trò chơi đu quay của Việt Nam.
Thả diều Takoage cũng là một trò chơi không thể thiếu trong ngày tết.
Đây là hoạt động được nhiều người tham gia và tỏ ra thích thú.
Hanetsuki là môn cầu lông cũng thường được chơi vào những ngày đầu năm mới.
Đến chùa vào đầu năm mới
Phong tục của người nhật và các nước châu á là vào những ngày đầu năm mới họ thường đến chùa cầu mong sự bình an, trong năm đó gia đình và người thân của họ luôn luôn may mắn và mạnh khỏe.
Gửi thiệp cảm ơn dịp đầu năm
Người Nhật thường trọng lễ nghĩa. Vào cuối năm, họ sẽ gửi tấm thiệp nhỏ nhắn xinh xắn và ghi những lời cảm ơn đối với những người xung quanh mình, đã giúp đỡ chia sẽ cùng với họ trong năm cũ. Và họ sẽ gửi những tấm thiệp này đến người mình muốn cảm ơn đúng vào ngày mồng 1 tết.
Nguồn: Sưu tầm
Để lại một phản hồi